30/6/16

Thành phần cấu tạo của Sơn Phản Quang

Sơn phản quang được đưa vào ứng dụng ngành giao thông vận tải rất phổ biến. Vậy nhưng, hiểu rõ về các thành phần được nghiên cứu có trong son phan quang không phải ai cũng biết.
sơn phản quang - sơn giao thông
Ứng dụng của sơn phản quang - sơn giao thông

Sơn phản quang hầu hết được cấu tạo từ các thành phần sau:

 Chất tạo màng

  • Nhựa Polyol của hãng Cytec, Mỹ có các thông số kỹ thuật sau: hàm lượng chất không bay hơi, 65%; hàm lượng nhóm OH, 4,5%; chỉ số nhóm OH 150; đương lượng nhóm OH 378.
  • Polyizoxianat của hãng HanSon group, Mỹ có các thông số kỹ thuật sau: hàm lượng nhóm NCO, 22%; hàm lượng phần rắn, 100%; đương lượng nhóm NCO, 192 g/đương lượng.

Bột màu và bột độn

  • Bột màu titan oxit, bột độn bari sunfat và canxi cacbonat của Trung Quốc.

Phụ gia

  • Phụ gia phân tán BM-1: là hợp chất copolyme có khối lượng phân tử lớn của hãng BYK, Đức với các thông sỗ kỹ thuật sau: Khối lượng riêng: 1,03 g/cm3; Hàm lượng rắn: 43 %; Chỉ số amin: 13 mg KOH/g.
  • Phụ gia phân tán BM-2 : là hợp chất polyme không bị ion hóa của hãng Cytec, Mỹ, với các thông số kỹ thuật sau: Ngoại quan: lỏng, màu nâu nhạt; Hàm lượng rắn: 50 %; Độ nhớt: 2000 mPa.s; Khối lượng riêng: 1,05 g/ml.
  • Phụ gia chống tia tử ngoại
  • Đề tài sử dụng chất ổn định ánh sáng amin UV-1 của hãng Ciba, Thụy Sĩ có các thông số kỹ thuật sau: Hàm lượng chất hoạt động: 100%; Hàm lượng sử dụng: 0.5 – 2.0%.
>>> Tham khảo bài viết: Tác dụng của sơn phản quang đối với biển báo giao thông

Các phương pháp thực nghiệm được nhóm nghiên cứu áp dụng gồm: xác định độ nhớt, độ mịn, độ phát sáng,độ bền va đập, độ chịu dầu, độ chịu muối, độ chịu kiềm, độ phản quang, độ mài mòn, độ bám dính.
Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 8/2013

Địa chỉ mua sơn phản quang giá rẻ:

Số 15, Ngõ 109 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Liên hệ: 0869.657.327


0 nhận xét:

Đăng nhận xét